16/05/2020 - 08:36 AM - 2.550 lượt xem
1. Vị trí địa lý
Huyện Lý Sơn gồm hai hòn đảo là đảo Lớn (Hòn Ré, cù lao Ré) và đảo Bé (cù lao Bờ Bãi) có tọa độ từ 15o32’04” đến 15o38’14” vĩ độ Bắc và từ 109o05’04” đến 109o14’12” kinh độ Đông, cách đất liền 14,5 hải lý, trong vùng nước ven bờ Quảng Ngãi, thuộc vùng biển từ Đà Nẵng đến Bình Định. Sự biệt lập, cách ly với đất liền là nhân tố cách ly địa lý góp phần tạo ra quần thể cây tỏi Lý Sơn mang những đặc thù của một quần thể địa lý với các điểm khác biệt của sản phẩm so với vùng địa lý xuất xứ khác.
2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Đảo Lý Sơn (đảo Lớn) có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp kiến tạo trên nền núi lửa cổ đã ngừng hoạt động. Các dải địa hình nhỏ hẹp, bề mặt khá bằng phẳng lượn sóng bao quanh các miệng núi lửa cổ. Các bậc thang địa hình có xu hướng thấp dần từ miệng núi lửa chạy ra tận mép đảo và xu hướng thấp dần từ phía bờ Bắc sang phía bờ Nam các đảo. Các thửa ruộng trồng hành tỏi dạng bậc thang, uốn lượn thấp dần quanh năm miệng núi lửa cổ, độ cao giảm dần ra tận bờ rìa đảo, độ cao trung bình khoảng 20-25 m so với mực nước biển.
Các dải đất nông nghiệp dạng bậc thang tương đối bằng phẳng, thoải dần đều, độ cao giảm dần từ giữa đảo ra bờ rìa đảo, giúp cho các cánh đồng tỏi Lý Sơn thoát nước tốt, không bị ngập úng gây thối rễ, nhiễm bệnh hư củ, thuận lợi cho sản xuất d o phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây tỏi.
Các miệng núi lửa cổ trên đảo Lớn (Nguồn: zing.vn)
Ruộng tỏi thôn Đông, xã An Hải
Các dải đất nông nghiệp dạng bậc thang tương đối bằng phẳng, thoải dần đều, độ cao giảm dần từ giữa đảo ra bờ rìa đảo, giúp cho các cánh đồng tỏi Lý Sơn thoát nước tốt, không bị ngập úng gây thối rễ, nhiễm bệnh hư củ, thuận lợi cho sản xuất do phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây tỏi.